Thiết Kế Và Tư Duy Thiết Kế Là Gì?

Chúng ta có thiết kế thời trang, thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất.v.v.. Nhưng có bao giờ các bạn đã trả lời được cho câu hỏi thiết kế và tư duy thiết kế là gì chưa? Chính vì thế mà sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu thuật ngữ đó cho những ai đã, đang, sẽ phát triển trong ngành thiết kế hiểu hơn về hai thuật ngữ trên.

Thiết kế là gì?

Design thinking” hay “Tư duy thiết kế” là thuật ngữ đang bắt đầu được thông hành trong xã hội dù nó vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người. Còn thuật ngữ “Thiết kế” thì phổ biến hơn, có thể kế đến như “Thiết kế nội thất của ngôi nhà đó thật hoàn hảo!”, “Trang chủ của công ti này được thiết kế rất gọn gàng” hay “Tôi mua cái túi này vì thiết kế thời thượng của nó” … Nó thường được sử dụng để khen một tác phẩm đẹp.

Từ gốc của “Thiết kế” là ‘designare’ trong tiếng Latin, có nghĩa là vẽ vời và nghĩa khác là ý định, ý tưởng. Do đó, từ gốc ban đầu mang ý nghĩa là một kế hoạch, một ý định chứ không hẳn là về hình thức bên ngoài…

Vậy “Thiết kế” có từ khi nào? Nó có từ khi loài người bắt đầu chế tạo ra đồ vật. “Concept thiết kế hiện đại” xuất hiện từ khi nào? Thời điểm đó vào khoảng thế kỉ XIX, khi nhà phê bình xã hội John Ruskin chỉ chích những tác động phục của Cách mạng Công Nghiệp; và Henry Call, một quan chức người Anh vào thời điểm đó, cũng là người làm ra thiệt Giáng sinh đầu tiên trên thế giới, xuất bản cuốn “Bộ sưu tập thiết kế và sản xuất (Journal of Design and Manufactures)” năm 1849. Ông còn dự định “thiết lập các nguyên tắc sản xuất công nghiệp, kết nối hài hòa giữa chức năng, trang trí và tư duy, đồng thời kết hợp sự tuyệt vời của nghệ thuật và tay nghề khéo léo của máy móc.” Nên tôi cho rằng, ý nghĩa của thiết kế từ đó mà ra.

William Morris, học trò của John Ruskin, đã thành lập một công ti trang trí nội thất để cứu thế gới khỏi thảm họa của Cách mạng Công nghiệp. Ông tập trung vào đồ thủ công mỹ nghệ và ông cũng có khuynh hướng nghệ thuật mạnh mẽ gọi là “Art Nouveau”

Năm 1907, Peter Berens – một kiết trúc sư từng là thành viên của Deutscher Werbund – được thuê làm giám đốc nghệ thuật của AEG, một công ti điện tử tại Anh; và từ đó sự kết hợp giữa sản xuất công nghiệp hàng loạt với giá trị nghệ thuật đã được diễn ra. Có thể thấy rằng khái niệm “Thiết kế hiện đại” do Henry Call tạo ra đã được Peter Berens hiện thực hóa.

Có vẻ như khái niệm “Thiết kế” được dựa trên công thức diễn đạt sau:

Kỹ thuật công nghiệp + Giá trị nghệ thuật (Giá trị con người) = Thiết kế

Tham khảo thêm: Tố Chất Để Học Thiết Kế Nội Thất

Tư duy thiết kế là gì? Sự ra đời

https://awe.edu.vn/

Nói một cách dễ hiểu, “Tư duy thiết kế” có thể là năng lực, quy trình và phương pháp thiết kế tốt. Và nhận định thiết kế mang tính cảm tính nhiều hơn, thị giác đóng vai trò quan trọng nhất để cảm nhận điều đó.

Rudolf Arnheim – một nhà lý thuyết điện ảnh và nghệ thuật sinh ra ở Đức giữa thế kỉ XX – đã lấy mối quan hệ giữa hành động và ý thức con người làm chủ đề nghiên cứu chính. Lý thuyết của ông dựa trên tâm lý học, hình thái học và ông đã cố gắng chứng minh không chỉ có “ngôn ngữ” mà cả “nhận thức trực quan” như một phương tiện cho tư duy của con người. Năm 1969, Ông đã xuất bản cuốn “Visual thinking” và nhấn mạnh “Tư tuy thực tế” có thể đưa ra những phán đoán tốt như “tư duy ngôn ngữ” ở trong cuốn sách này. Dù nó phải trải qua một chặng đường dài để trở thành hiện thực nhưng ít nhất nó cũng đã được coi là nền tảng cho tư duy của thiết kế sau này.

Trên cơ sở lý thuyết về sự tồn tại của “Tư duy trực quan” tách biệt với “Tư duy bằng ngôn ngữ hoặc tư duy logic”, nghiên cứu về cách suy nghĩ của các nhà thiết kế với nhiều chuyên gia thiết kế công nghiệp và kiến trúc bao gồm Rolf Faste Deepen của đại học Stanford. Năm 1987, Giáo sư Peter Rowe, giáo sư tại Harvard Graduate School of Design, lần đầu đề cập đến “Design thinking” trong một luận văn từ góc độ giải quyết các vấn đề về kiến trúc và thiết kế đô thị. Thuật ngữ về cơ sở hoạt động  sáng tạo ra đời.

Người đưa lý thuyết này vào đời thực chính là IDEO, một công ty thiết kể sản phẩm nổi tiếng, người sáng lập là David M. Kelley đã thành lập công ty mang tên mình để giải quyết các vấn đề thực tế dự trên lý thuyết của các chuyên gia thiết kế đó, và được Apple ủy nhiệm để thiết kế một con chuột máy tính. Sau đó, IDEO được thành lập vào năm 1991 bằng cách hợp nhất các công ti thiết kế khác là công ty của Bill Moggridge ‘ID Two’ và công ty của Mike Nuttal ‘Matrix Product Design’.

IDEO từ đó đã phát triển các sản phẩm sáng tạo cho nhiều công ty và xác định các quy trình, phương pháp tư vấn của họ. Đầu những năm 2000, giám đốc điều hành Tom Kelley đã xuất bản “The Art of Innovation (Nghệ thuật đổi mới)” và trình bày phương pháp luận cho vấn đề này.

Năm 2005, Hasso Plattner – sáng lập S.A.P, David M. Kelley – sáng lập IDEO và Bernard Roth – kỹ sư cơ khí; đã gia nhập đội ngũ của Viện thiết kế Hasso Plattner tại Stanford, viết tắt là d.school (Hasso Plattner Institute of Design at Stanford). Thành lập để bắt đầu xây dựng cơ sở lý thuyết.

“Tư duy thiết kế” vẫ còn sơ khai nhưng cũng có thể xem nó như một cơ chế tư duy mới phản ứng với những thay đổi của thời đại. Một câu trả lời khá đầy đủ cho câu hỏi thiết kế và tư duy thiết kế là gì. Không thể không quan tâm đến tư duy thiết kế khi bắt chân vào con đường thiết kế dù bất kì về gì đi chăng nữa.

Học thiết kế nội thất

Học thiết kế nội thất ở trường nào?

 

 

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *